lỗi
  • JLIB_DATABASE_ERROR_FUNCTION_FAILED

Tin quốc tế

​Dầu rẻ đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu

dautho-jpg-1453793001

Các nhà kinh tế cảnh báo giá dầu rẻ mạt dù có lợi cho người tiêu dùng quốc tế, nhưng đang trở thành mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu

“Chúng ta đang ở trong tình huống chỉ có tin xấu đến trong thời gian tới” - nhà kinh tế Jean-Michel Six của hãng Standard & Poor’s khẳng định, AFP ngày 26-1 đăng tải. Sự bi quan này có vẻ trái ngược với tâm trạng thoải mái của người tiêu dùng các nước, đặc biệt Mỹ và châu Âu.

Theo ước tính của chính phủ Hà Lan, thương mại toàn cầu sụt giảm khoảng 0,1% từ tháng 10 tới tháng 11-2015. Nguyên nhân rất đơn giản: do thiếu nguồn thu, các nước xuất khẩu dầu và hàng hóa không còn đủ tiền để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng.

Tuần trước hãng Moody’s dự báo giá dầu quốc tế sẽ đạt mức trung bình 33 USD/thùng trong cả năm 2016, tăng lên 38 USD/thùng vào năm 2017 và 43 USD/thùng vào năm 2018.

Ví dụ, ở Đức giá dầu giảm đã kích thích tiêu dùng, đóng góp vào 0,4% tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong năm 2015. “Tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ” - nhà kinh tế Ludovic Subran của hãng Euler Hermes đánh giá.

Tuy nhiên quãng thời gian vài tháng qua đối với các quốc gia xuất khẩu dầu khí và hàng hóa (kim loại, nguyên liệu) vô cùng khó khăn do nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm mạnh. Và giá dầu càng duy trì ở mức thấp lâu thì các nước này càng chìm sâu trong khủng hoảng.

“Gánh nặng tài chính ở các nước xuất khẩu dầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu thụ nội địa” - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết. Và việc dầu cùng hàng hóa giảm giá đã trở thành cú đòn mạnh giáng vào thương mại toàn cầu, theo nhà kinh tế Six.

Nhu cầu từ các nước xuất khẩu dầu và hàng hóa đã giúp châu Âu và Mỹ gượng dậy sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.

Nhà kinh tế Subran nhận định để đối phó với tình trạng này, các nước xuất khẩu dầu và hàng hóa không có nhiều lựa chọn ngoại trừ việc vay nợ thêm, cổ phần hóa thêm hoặc cắt giảm chi tiêu ngặt nghèo. Các biện pháp này sẽ dẫn tới nguy cơ căng thẳng xã hội leo thang.

Một nguy cơ khác nữa là nếu giá dầu đột ngột tăng mạnh lên cũng sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế mới. Giá dầu đột ngột tăng vọt sẽ làm suy yếu tiêu dùng ở châu Âu khi nền kinh tế châu lục còn đang tăng trưởng chậm chạp.

Tuoitre.vn